Đường dây nóng: 0949 22 55 66 hoặc huongtamlinh@gmail.com

TIN NỔI BẬT

Hương sạch xu hướng tiêu dùng tương lai

Theo một báo cáo gần đây ban nghiên cứu thị trường của Hãng sản xuất Hương Tâm Linh, nhu cầu sử dụng các loại Hương, Nhang tạo mù...

Bài thơ “Ô Y hạng” của Lưu Vũ Tích và lịch sử “ngõ áo đen”

Ô Y hạng
Blog người hiếu cổ - “Ô y hạng” (ngõ áo đen) nằm ở miếu Phu Tử tại Nam Kinh, Trung Quốc, phía nam cầu Văn Đức có một ngõ nhỏ rất yên tĩnh, trên bức tường đầu ngõ viết rõ 3 chữ “烏衣巷”. Lịch sử của Ô Y hạng rất lâu đời, là nơi đóng quân cấm vệ nước Đông Ngô thời Tam Quốc. Bởi vì đương thời, cấm vệ quân mặc quân phục màu đen, nên khu này được gọi là “Ngõ áo đen”. Đến thời Đông Tấn, Ô y hạng trở thành nơi cư trú của các nhà đạt quan quý tộc mà đại biểu là hai nhà họ Tạ (tể tướng Tạ An謝安) và họ Vương (tể tướng Vương Đạo王導). Lại có truyền thuyết kể rằng con cháu họ Vương, họ Tạ rất thích mặc áo đen, nên người ta gọi con cháu họ Vương, Tạ là “Ô y lang”, và đất này được gọi là “Ô y hạng”.
Vương Đạo, phò tá sáng lập ra vương triều Đông Tấn; Tạ An chỉ huy cuộc chiến ở sông Phì, lấy ít địch nhiều, đánh bại đại quân trăm vạn người của nhà Tần, trở thành danh tướng một thời. Con cháu họ Vương, họ Tạ cũng rất nhiều nhân tài kiệt xuất, trong đó họ Vương có các nhà đại thư pháp nổi tiếng như Vương Hi Chi王羲之, Vương Hiến Chi王獻之, Vương Tuân王洵; nhà họ Tạ có Tạ Linh Vận là tổ của thi phái sơn thủy của Trung Quốc, cùng với Tạ Huệ Liên謝惠連 và Tạ Diểu謝眺trở thành “tam Tạ” trong lịch sử văn học Trung Quốc.
Đến thời Đường, Ô y hạng trở thành một gò hoang phế, nhà thơ Lưu Vũ Tích đã viết bài thơ “Ô y hạng” để tỏ sự cảm thán với phế tích này, miêu tả rõ về sự biến hóa biển dâu của Ô y hạng từ thời Lục triều đến thời Trung Đường. Nội dung bài thơ như sau:
Chữ Hán:
朱雀橋邊野草花,
烏衣巷口夕陽斜,
舊時王謝堂前燕,
飛入尋常百姓家。
Phiên âm:
Chu tước kiều biên dã thảo hoa,
Ô y hạng khẩu tịch dương tà.
Cựu thời Vương Tạ đường tiền yến,
Phi nhập tầm thường bách tính gia.
Dịch nghĩa:
Bên cầu Chu Tước, cỏ hoa mọc tốt tươi
Đầu ngõ Ô y, bóng chiều dương đã xế tà
Khi xưa, trước nhà họ Vương, họ Tạ đầy chim yến bay lượn
(Nhưng nay), yến bay vào nhà những người dân bình thường.
Previous
Next Post »